Như trước đó đưa tin, vợ chồng chị Đỗ Thị Thắm và anh Lê Nam có hai người con. Sau khi biết mình mắc bệnh tan máu, chị Thắm đưa các con đi kiểm tra thì phát hiện ra, cả hai đều bị bệnh giống mẹ.
Để duy trì sự sống, hàng tháng mấy mẹ con dắt nhau lên bệnh viện truyền máu, chi phí mỗi lần tốn kém hàng triệu đồng. Chị Thắm gần như không làm được gì với cơ thể luôn mệt mỏi, đau ốm. Chi phí thuốc thang, sinh hoạt của cả nhà chỉ trông vào số tiền ít ỏi anh Nam đi bốc vác thuê. Tháng nào khá lắm mới kiếm được 3 - 4 triệu đồng.
Bởi vậy, anh chị buộc phải đi vay mượn. Những khoản nợ cứ tăng dần theo năm tháng. Gia đình chị Thắm cũng chẳng nhớ hết là đã nợ những ai, nợ bao nhiêu vì con số này quả thực quá lớn đối với gia đình nghèo.
Sau khi báo VietNamNet đăng tải hoàn cảnh, mẹ con chị Thắm đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ bạn đọc. Tổng hai đợt, báo đã trao số tiền 40.513.727 đồng do bạn đọc ủng hộ thông qua quỹ báo đến tận tay gia đình.
Đón nhận tình cảm của mọi người, bà Nguyễn Thị Ngát (mẹ chồng chị Thắm) xúc động gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các mạnh thường quân: “Nhờ có mọi người, lần tới các cháu tôi có thêm điều kiện đi lên viện truyền máu, gia đình không phải đi vay mượn khắp nơi nữa…”.
" alt=""/>Bạn đọc tiếp tục giúp đỡ 3 mẹ con mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở Nam ĐịnhMay mắn được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đã thoát cơn sốc phản vệ
Ngay lập tức bệnh nhân được hồi sức chống sốc, đặt nội khí quản, thở máy, điều trị theo phác đồ chống sốc phản vệ.
BS Hoàng Thăng Vân, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực Nội cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bị co thắt đường thở dẫn đến suy hô hấp và trụy tim mạch, có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Nhờ xử trí nhanh và hỗ trợ thở máy kịp thời nên tuần hoàn và hô hấp của người bệnh được kiểm soát tốt.
Sau hơn một ngày điều trị, sức khỏe người bệnh đã ổn định. Các chỉ số mạch, huyết áp trở lại bình thường và có thể xuất viện trong 1-2 ngày tới.
Theo BS Vân, những người bị ong đốt với số lượng nhiều sẽ tiềm ẩn các nguy cơ như: sốc phản vệ, tiêu cơ vân dẫn đến suy thận cấp, nhiễm trùng, nhiễm độc… nguy cơ tử vong cao.
Vì vậy nếu phát hiện người bị ong độc đốt như vò vẽ, bắp cày… người dân tuyệt đối không chủ quan, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
Khi bị ong độc đốt, nốt đốt càng nhiều, càng gần vị trí đầu, cổ, ngực sẽ càng nhiễm độc nặng.
Nọc độc của ong có thành phần chính là protein, ngay khi đốt sẽ gây tổn thương tại vị trí đốt gây đau và hoại tử tại chỗ, sau đó xâm nhập vào máu gây vỡ hồng cầu, tổn thương cơ, suy thận, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu. Nếu bệnh nhân bị đốt nhiều nốt có thể bị tổn thương cơ tim, suy tim, chảy máy phổi, suy hô hấp...
Các phương pháp dân gian như chườm đá, bôi vôi, bôi hồ nước, kem đánh răng... chỉ có tác dụng làm dịu vết đốt nhưng không có giá trị sơ cứu do nọc độc vẫn còn nguyên.
Thúy Hạnh
Khi bị ong đốt, nọc độc không chỉ gây hoại tử tại chỗ còn xâm nhập vào máu gây suy thận, vỡ cơ, suy tim cấp, chảy máu phổi...
" alt=""/>Người phụ nữ Quảng Ninh nguy kịch vì ong đốtSau khi hoàn cảnh của em Tuấn được phản ánh trên báo VietNamNet, nhiều bạn đọc gần xa đã hỗ trợ cho gia đình qua tài khoản báo với số tiền 30.731.500 đồng.
Nhận được tiền, Tuấn xúc động chia sẻ: “Em xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và sẻ chia cùng gia đình. Với số tiền nhận được từ lòng hảo tâm của mọi người, em có thêm điều kiện để tiếp tục chữa bệnh, hy vọng bệnh tật sẽ mau qua khỏi”.
Phạm Bắc
" alt=""/>Trao hơn 30 triệu đồng đến em Lê Duy Tuấn mắc bệnh ung thư xương